Gai đôi cột sống là một trong những dị tật xương bẩm sinh thường gặp nhất hiện nay. Bệnh gây ra các ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Vậy bệnh gai đôi cột sống là gì? Nguyên nhân nhân khiến bạn bị gai đôi cột sống và phương pháp điều trị bệnh như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>>> xem thêm: Gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa nhờ bài thuốc toàn diện

Gai đôi cột sống là gì?

Gai đôi cột sống là căn bệnh do bẩm sinh, những dị tật này thường xuất hiện khi còn bé nằm trong phôi thai. Bình thường ống thần kinh xuất hiện ngay từ khi bé được 1 tháng tuổi. Ống thần kinh này sẽ khép lại hoàn toàn và để hệ thần kinh có thể hoàn thiện về sau.

 

Nguyên nhân gai đôi cột sống

Gai đôi cột sống do bẩm sinh được tạo thành do ống thần kinh và phần xương sống nằm ở trên những dây sống không đóng hoàn toàn và hình thành nên sự khiếm khuyết bẩm sinh về ống thần kinh và xương cột sống.

Do không đóng được hoàn toàn giữa hai của cung sau thân đốt sống này khiến phần tủy sống bị lộ ra tùy theo mức độ và không được bảo vệ một cách an toàn nhất

Tình trạng  gai đôi cột sống xảy ra ở 2 vị trí đốt sống xương là S1 và vị trí thắt lưng cuối cùng L5. Bệnh gai đôi cột sống thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Những trường hợp bệnh gai cột sống ở mức độ nặng thì có thể gây ra các bệnh về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh gai cột sống sẽ không thể phát triển ngay sau khi tre em được sinh mà mà một khoảng thời gian sau khi các dị tật xương khớp vùng cột sống nói chung và vùng thắt lưng nói riêng bị chèn ép gây ra nhiều các biến chứng thì mới có thể biết được bệnh gai cột sống.

Vì vậy mà bệnh gai đôi cột sống thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên độ tuổi bắt gặp nhiều nhất đó là ở độ tuổi từ 20-25  do ở độ tuổi này phải lao động và sự phát triển nhanh của cơ thể.

Triệu chứng gai đôi cột sống

Triệu chứng gai đôi cột sống phổ biến nhất là những cơn đau xuất hiện thường xuyên với mức độ khác nhau. Các cơn đau còn phụ thuộc vào vị trí của gai đôi đốt sống.

Bình thường các cơn đau xuất phát từ ba điểm S1, S2 và L5 do đây là những vị trí mà thường xuyên xả ra tình trạng gai đôi cột sống nhiều nhất.

Phụ thuộc vào cơ địa của từng người và trạng thái của bệnh gai cột sống mà các cơn đau có mức độ khác. Nếu gai đôi ở vị trí S1, S2 thì các cơn đau có thể lan ra các vùng lân cận như các chi dưới, các cơn đau thường có các cảm giác râm ran hoặc cơn đau cấp tính xuất hiện một cách đột ngột.

Bệnh gai đôi cột sống còn có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác: tùy vào vị trí bị chèn ép và gây ra những biến chứng khá nghiêm trọng và mức độ lên các cơ quan và dây thần kinh khác. Khi bị gai cột sống ở tại vị trí S2 thì rất dễ ảnh hưởng đến các dây thần kinh tọa và bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đau đớn và khó chịu.

Ở một số trường hợp thì gai đôi cột sống sẽ lan theo hệ thống dây thần kinh và cơ xuống các chi và gây ra các chứng như teo cơ gây cản trở sự hoạt động của chân.

Mất đi đường cong sinh lý: Do cơ thể người bình thường gồm 3 đường cong ở phần cổ, lưng trên và lưng dưới, mức độ gai đôi cột sống có thể là biến dạng chiều ngang và chiều dài của đốt sống. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như cản trở các quá trình vận động.

Bệnh gai đôi cột sống còn gây ra các biến chứng như rối loạn vận động và rối loạn dinh dưỡng khiến cho người bệnh mất cảm và những phản xạ bình thường.

Các dạng của gai đôi cột sống

Có 3 loại gai đôi cột sống thường gặp nhất hiện này đó là:

Gai đôi cột sống ẩn

gai đôi cột sống có nang

Gai đôi cột sống thoát vị màng não

Đây là 3 loại gai đôi cột sống thường gặp nhất và loại gai đôi thứ 3 là nặng nhất nên mọi người bệnh cần chú ý.

Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng bệnh gai đôi cột sống này. Khi có những biểu hiện của bệnh thì nên đi khám ở các trung tâm để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất tránh các biến chứng của bệnh gây ra cho cơ thể.